![]() | Tuyển tập truyện cười ngắn cực hay – P719:51 / 17.11.2014 1019 - Chia sẻ : ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() 9.1 /10 |
Tuyển tập truyện cười ngắn cực hay – P7
- Chuyên mục: Truyện Cười
- Người đăng: Zink
- Nội dung:
Chửi Án Tiêu
Bị chơi nhiều vố đau quá, quan huyện dò mãi mới biết là Xiển, tức quá, nhưng có muốn gây chuyện cũng không được vì ông là người khác huyện. Lão huyện bèn đem chuyện ấy nói lại với Án Tiêu và tỏ ý nhờ quan thầy trả thù hộ.
Lần ấy, Án Tiêu về quê ngoại là làng Yên Lược ăn giỗ. Lão bắt dân làng phải dọn dẹp đường sá sạch sẽ, mang cờ quạt đón rước thật long trọng. Sáng sơm mai, Án Tiêu mới về thì chiều nay đường làng đã được quét sạch như chùi, cây cối hai bên đường phát quang cả.
Gà gáy, Xiển dậy lấy cứt chó đem ra đường cái, cứ cách một quãng bỏ một bãi, bãi nào cũng cắm một quả ớt lớn (Thanh Hoá gọi ớt là hạt tiêu). Sáng ra, khi mọi người kính cẩn đón rước án Tiêu, Xiển vác cờ đi trước, cứ hễ trông thấy bãi cứt có cắm quả hạt tiêu, ông lại chửi: “Tổ cha đứa nào ỉa ra tiêu”. Án Tiêu nằm trong cáng nghe tiếng chửi, biết là Xiển chửi mình nhưng không đủ lý do để bắt bẻ, đành gọi bọn lý hương lại, quở trách không chịu đôn đốc dân phu quét dọn đường sá cho sạch và bảo chúng truyền lệnh rằng: “Quan huyện trong người khó ở, mọi người không được to tiếng, ồn ào!”
Sĩ diện
Một người nghèo nọ thường hay che đậy giấu giếm cảnh khổ. Lần kia gặp bạn, bạn mời đi ăn cơm. Ông ta ưỡn bụng từ chối: “Tớ vừa xơi thịt chó xong không nuốt nổi cơm đâu. Có điều uống vài cốc rượu thì được.”
Vài cốc rượu xuống bụng xong anh ta say quá nên ọc hết đống thịt chó ban nãy ăn ở nhà ra.
Hôm sau, bạn hỏi ông ta: “Anh bảo là ăn thịt chó sao hôm qua lại ói ra cám. Thế nghĩa là sao?”
Người đó ngẫm nghĩ rồi chép miệng: “Có lẽ con chó đó ăn cám mà tớ không biết.”
Tam đại con gà
Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm.