![]() | Chị không phải người tôi thương22:52 / 16.11.2014 375 - Chia sẻ : ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() 9.7 /10 |
Chị không phải người tôi thương
- Chuyên mục: Truyện Ngắn
- Người đăng: Zink
- Nội dung:
Hôm gặt, dì đẩy xuồng lúa bó trên mương ruộng cạn, mồ hôi này chưa khô mồ hôi kia lại tươm bê bết, lúc ăn cơm dượng ngồi gần nhăn mặt, cô không phải người tôi thương, đàn bà gì đâu mà chua lè, người ta kia thơm phức như múi mít…
Năm sau vợ chồng cãi nhau, bữa đó chồng có rượu nói ngang, tức quá vợ đá vô ống quyển của dượng rồi té chạy. Chồng rượt sát đằng sau. Lọt qua cây quao che khuất tầm nhìn, vợ liền xõa tóc đủng đỉnh đi ngược lại, hỏi lớn: “Dượng Bảy, cầm chổi chà chạy đâu gấp vậy?”.
Chồng tưởng chị vợ tới chơi, khựng lại sượng trân: “À, tôi… tôi đuổi mấy con gà…” rồi mời vợ vô nhà, rót nước cho vợ uống, hỏi vợ đói bụng không để chồng nấu cơm. Vợ nằm chờ cơm đòng đưa trên võng, ngó dượng chổng mông thổi lửa, mắc cười nhưng buồn quá, không cười được. Tối đó chồng chắc lưỡi hít hà xoa dầu gió vô chỗ chân bầm tím, chồng nói: “Cô không phải người tôi thương, người ta kia thấy đánh nhau trong phim còn sợ”…
Năm sau dì sinh con gái đầu lòng, tóc rụng xơ xác, dượng Bảy ngó lom lom vào đỉnh đầu trống trải nói “cô không phải người tôi thương, người ta kia tóc nắm một vốc, mướt rượt”…
“Cô không phải là người tôi thương”, sau này dượng còn nhắc đi nhắc lại câu này, mỗi khi say. Mà nghề thợ mộc cất nhà của dượng thiếu gì dịp say. Dỡ gỗ, nhậu. Lên đòn dông, nhậu. Lợp nhà, nhậu. Nhưng say nhất là về đám giỗ bên vợ, phải ngượng ngập gặp chị vợ lúc này cũng đã có chồng, phải nhớ lại mùi tóc, làn da, ngón tay nhỏ xíu nóng rẫy năm xưa.
Nhưng đáp lại cái câu tạt mặt phũ phàng vô duyên vô dùng là một cái nhoẻn cười, cũng đôi khi dì Bảy hỏi lại: “Chắc không à?”, mà dượng có lần dõng dạc nói chắc, dì vặn ngay: “Vậy sao hồi hôm ôm tui?”. Dượng Bảy không biết trả lời sao, đành ngoẹo đầu ngáy o o.
Có lần dượng đi đám giỗ ba bữa chưa về, dì lấy tờ giấy vẽ bản đồ nhà mình, vẽ sông Cái Tàu cong cong ẹo ẹo qua rạch Giồng Ông, vẽ chòm cây trâm bầu dưới bến, vẽ cái nhà có bàn ông Thiên đằng trước, ghi chú rõ ràng “Nhà Hai Hiệp”. Trâm bầu thì dì viết chữ “trâm bầ