XtGem Forum catalog
Wap hay Like ủng hộ GOOGLEPLAY.WAP.SH
+A Tăng cỡ chữ - AMặc định - -AGiảm cỡ chữ
Khát vọng của biển

Khát vọng của biển


22:20 / 15.11.2014
616 - Chia sẻ : Khát vọng của biểnKhát vọng của biển Khát vọng của biển Khát vọng của biển Khát vọng của biển
9.2 /10
- Chuyên đề:

Khát vọng của biển


- Chuyên mục: Truyện Ngắn
- Người đăng: Zink
- Nội dung:


Thày Thành cười nói: bài giảng đầu tiên mà. Ai chả vậy. Năng lực sư phạm một phần có tố chất của năng khiếu, song cơ bản vẫn  nhờ vào việc luyện tập.
Thày nói vậy thôi. Một  số bạn cùng nhóm không bỡ ngỡ như em – Nga nói.
Thày Thành hỏi: Em có nhớ đợt  thực tập sư phạm ở  trường dạy nghề? Và rồi thày chậm rãi kể  với chất giọng thật trầm ấm:
Dịp ấy vào mùa thu, tôi dẫn các em đi thực tập sư phạm ở một trường dạy nghề. Trường vừa qua đợt tuyển sinh, thêm nhiều lớp mới, có lớp phải học, hoặc thực tập tay nghề vào buổi tối. Sinh viên thực tập được chia  theo nhóm, mỗi nhóm phụ trách một lớp học sinh học nghề. Các em nhận kế hoạch lên lớp lý thuyết, thực hành  ở các bộ môn, cũng phải đi ca theo kế hoạch dạy học của trường. Trước đó các em đã có hai tuần thực tập sư phạm ở trường và được trang bị những kỹ năng đứng lớp cơ bản. Tuy nhiên đây là môi trường mới, học sinh học nghề là  đối tượng của hoạt động giáo dục dạy học của các em. Tôi đã  tư vấn cho em về cách thức thực hiện bài giảng,  các phương án  sử dụng phương tiện dạy học. Em đã tập giảng nhiều lần trước khi lên lớp. Tuy thế giờ  giảng của em không thành công. Em dường như không thể bước  qua những  rào cản tâm lý để chủ động trong các tình huống của bài giảng. Có thể những nhận xét của tôi làm em đau lòng.
Không! Em chưa bao giờ cảm thấy đau lòng vì điều đó. Cứ mỗi lần lên lớp, được thày tham gia góp ý, là mỗi lần em rút được kinh nghiệm. Nga khẳng định- có điều em không thể hài lòng về mình. Sau này cũng vậy, mỗi khi thấy bài giảng còn điểm yếu, em lại tự trách mình. Thưa thày! Sau bao năm công tác, giờ đây cũng đã có kinh nghiệm, nhưng em luôn tự nhủ phải cố gắng, cố gắng để mỗi giờ lên lớp là đem lại niềm vui, hứng khởi cho học sinh.
Thày Thành vẫn  tiếp tục với câu chuyện đang theo đuổi: Sau này tôi mới rõ đã quá khe khắt với em. Những nhận xét của tôi có thể đúng nhưng đã tạo cho em những mặc cảm và chính nó đã tạo ra rào cản tâm lý khi em lên lớp.
Không phải thế đâu  thày! Nga khẳng định lại. Ngày ấy chúng em còn non nớt. Rời nôi gia đình, rời ghế nhà trưòng phổ thông đi học đại học, từ môi trường nhỏ bé đến môi trường xã hội có khác nào từ ngòi ra biển. Từ kiểu sống phụ thuộc ít giao tiếp đến cuộc sống độc lập, giao tiếp rộng, chúng em còn quá ít kinh nghiệm.

Trang: « 1,2,[3],4,5,7 »
Đến trang:
Bình luận
Cùng Chuyên mục
Bài viết đáng quan tâm